Cá ồ nướng
Tết này, bước sang tuổi thứ 10, Dương Gia Bảo, học sinh lớp 5 Trường quốc tế Á Châu - Asian School (cơ sở Nguyễn Văn Hưởng), đã có bề dày kinh nghiệm thi đấu và đạt nhiều giải thưởng cờ vua ấn tượng. Chính niềm đam mê dành cho cờ vua đã thôi thúc Gia Bảo không ngừng nỗ lực rèn luyện và gặt hái nhiều thành tích ấn tượng.9 huy chương từ các giải thi đấu và mỗi huy chương là một minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của Gia Bảo và cũng là động lực để cậu bé tài năng tiếp tục học tập, rèn luyện.Kể về hành trình đến với môn thể thao trí tuệ, Gia Bảo cho biết, khi đang học lớp 2 tình cờ xem một video về cờ vua và bắt đầu đam mê theo đuổi các quân cờ. Bảo tự tìm tài liệu để tập luyện, đồng thời đăng ký tham gia CLB Cờ vua Sài Gòn để rèn luyện kỹ năng chơi cờ.Bên cạnh thành tích nổi bật, Gia Bảo còn lan tỏa niềm đam mê cờ vua đến các bạn cùng lớp. Niềm đam mê và sự nhiệt tình của Gia Bảo là nguồn cảm hứng cho các bạn, khơi dậy tinh thần học hỏi và rèn luyện bản thân.Với nền tảng tiếng Anh vững vàng, Gia Bảo tự tin tham gia các giải đấu cờ vua quốc tế và giao tiếp tốt với bạn bè từ nhiều quốc gia khác nhau. Đồng thời, đây cũng là công cụ giúp em tìm hiểu, tham khảo những chiến thuật và lối chơi cờ vua qua các video tiếng Anh để học hỏi thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng thi đấu và gặt hái được nhiều thành công trong các giải đấu. "Học tập hàng ngày không chỉ giúp con nâng cao trình độ tiếng Anh mà còn phát triển niềm đam mê cờ vua, bồi dưỡng kỹ năng tư duy và khả năng giải quyết vấn đề", Gia Bảo chia sẻ.Gia Bảo luôn ý thức được tầm quan trọng của việc học và rất chăm chỉ học tập. Nhờ vậy, em luôn đạt thành tích cao trong lớp. Sở thích chơi cờ vua của Gia Bảo không hề ảnh hưởng đến việc học mà ngược lại còn giúp em tư duy logic hơn, rèn luyện tính kiên nhẫn và khả năng giải quyết vấn đề. Nhờ biết cách sắp xếp thời gian hợp lý, Gia Bảo có thể vừa thỏa mãn đam mê cờ vua vừa hoàn thành tốt việc học tập. Em là tấm gương về tinh thần ham học hỏi, rèn luyện bản thân và theo đuổi đam mê.Đặc biệt, Gia Bảo rất năng nổ nhiệt huyết tham gia các hoạt động ngoại khóa như: Ngày hội thể thao Sports Day, Lễ hội trò chơi dân gian, chiến dịch tái chế From Trash to Treasures, cuộc thi Talent Seeking Contest…Mang trong mình hai ước mơ lớn là trở thành siêu kiện tướng cờ vua quốc tế và nhà khoa học, Gia Bảo đang không ngừng học tập và nỗ lực rèn luyện để hiện thực hóa ước mơ của mình."Con sẽ luôn giữ vững đam mê, tiếp tục học giỏi và gặt hái thêm nhiều thành công hơn nữa trong tương lai", Gia Bảo chia sẻ.Thành tích nổi bật của Dương Gia Bảo trong các kỳ thi đấu cờ vuaHuy chương bạc Hội khỏe Phù Đổng TP.HCM 2023.Huy chương đồng Hội khỏe Phù Đổng TP.Thủ Đức 2023.Huy chương bạc giải RoyalChess Tournament 2023 Autumn.Huy chương vàng giải cờ vua Nhanh Chớp I-CHESS 2023.Huy chương vàng giải HCM CHESS 2023.Huy chương bạc giải HCM CHESS 2024.Huy chương vàng giải Parent Love Chess lần 10 - 2024.Huy chương đồng giải Passion Chess 2024.Cúp vô địch và huy chương vàng giải V-CHESS 2024.Chiến sự Ukraine ngày 724: 5 tỉnh Nga bị tấn công, Mỹ gửi thông điệp mới
Phiên tòa vụ án Hạc Thành Tower diễn ra từ ngày 15.1, xét xử cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng và 9 bị cáo khác phạm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại khoản 3 điều 219 bộ luật Hình sự.Theo cáo trạng được công bố tại phiên tòa, Công ty TNHH MTV Sông Mã (sau cổ phần hóa gọi là Công ty CP Sông Mã) là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa, được giao quản lý 1.733,8 m2 đất tại số 3 đường Phan Chu Trinh, nằm ở ngã tư giao với đường Hạc Thành, cạnh Quảng trường Lam Sơn, có vị trí đắc địa ở TP.Thanh Hóa.Khi đang trong giai đoạn cổ phần hóa, các bị can trên đã xin giao đất, thực hiện giao đất, tính tiền sử dụng đất thấp hơn giá trị thời điểm giao đất (giao đất năm 2013 nhưng tính giá giao đất năm 2009); chuyển nhượng quyền sử dụng dự án Hạc Thành Tower; không xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 55,87 tỉ đồng.Trong 11 bị cáo, HĐXX xác định Đinh Xuân Hướng, cựu Bí thư Huyện ủy, cựu Chủ tịch HĐND H.Như Thanh (Thanh Hóa), cựu Tổng giám đốc Công ty CP Sông Mã, chịu trách nhiệm chính và xác định bị cáo này đã hưởng lợi hơn 6 tỉ đồng; Nguyễn Mạnh Sơn, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông Mã, được xác định hưởng lợi hơn 3 tỉ đồng; các bị cáo còn lại không hưởng lợi bằng tiền.Quá trình diễn ra phiên tòa, luật sư bào chữa cho các bị cáo và bản thân các bị cáo đề nghị HĐXX xem xét lại mức giá tính thiệt hại tiền của Nhà nước vì áp dụng mức giá hơn 45 triệu đồng/m2 đất để tính mức gây thiệt hại là quá cao; một số bị cáo cũng cho rằng chỉ phạm tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" chứ không phạm tội theo quy định tại điều 219 bộ luật Hình sự như Việt KSND kết luận.Tại phiên tòa, đại diện Viện KSND tỉnh Thanh Hóa khẳng định, với những chứng cứ, tài liệu có được, đủ cơ sở để truy tố 11 bị cáo vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại khoản 3 điều 219 bộ luật Hình sự.HĐXX cũng đưa ra đánh giá hành vi của các bị cáo là là rất nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm tài sản nhà nước, gây dư luận xấu. Các bị cáo đều là lãnh đạo đứng đầu tỉnh, đứng đầu cơ quan chuyên môn, tuy nhiên, đã tham mưu, xây dựng, đề xuất và đưa ra quyết định gây thiệt hại cho Nhà nước, vì vậy không thể chấp nhận đề xuất miễn hình phạt cho một số bị cáo.Sau khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ (tất cả 11 bị cáo đều không có tình tiết tăng nặng), HĐXX đã tuyên phạt các bị cáo Trịnh Văn Chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa; Đinh Cẩm Vân, cựu Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa, cùng mức án 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; bị cáo Nguyễn Đình Xứng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, bị tuyên phạt 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Mẹ vật vã lo viện phí để cứu con
Thông tin tới báo chí chiều 20.3, Bộ Tài chính cho biết, ngày 11.3, bộ này đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính - tiền tệ.Ở góc độ chính sách thuế, theo Bộ Tài chính, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.Bộ Tài chính thông tin, hoạt động phát hành và giao dịch tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng cả về khối lượng phát hành, giá trị giao dịch và mức độ phức tạp. Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động, đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.Việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như "rửa tiền" và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.Ngày 3.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn), Cục Cảnh sát kinh tế (C03) Bộ Công an đề nghị truy tố 41 bị can ở 6 nhóm tội danh. Trong đó Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo") Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn bị đề nghị 3 tội.Với tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, C03 cáo buộc bị can Hậu đã gây thiệt hại 504,5 tỉ đồng tài sản nhà nước. Ở tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Hậu gây thiệt hại 459 tỉ đồng. Để được lãnh đạo các địa phương tạo điều kiện, giúp Hậu làm dự án, bị can này đã đưa hối lộ tổng số tiền 132 tỉ đồng (gồm 72,5 tỉ đồng và 2,6 triệu USD) cho 9 người.Tại tỉnh Vĩnh Phúc, bà Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Bí thư Tỉnh ủy nhận 25 tỉ đồng và 1 triệu USD; ông Lê Duy Thành, cựu Chủ tịch UBND tỉnh nhận 20 tỉ đồng và 1,3 triệu USD; ông Phạm Hoàng Anh, cựu Phó bí thư Thường trực tỉnh ủy nhận 400 triệu đồng và 20.000 USD; ông Nguyễn Văn Khước, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD; ông Chu Quốc Hải, cựu Giám đốc Sở TN-MT nhận 100 triệu và 20.000 USD; ông Hoàng Văn Nhiệm, cựu Phó giám đốc Sở Tài chính nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD.Tại Quảng Ngãi, ông Đặng Văn Minh, cựu Giám đốc Sở GTVT nhận 22,6 tỉ đồng và 240.000 USD. Trong đó, ông Minh hưởng lợi 10,6 tỉ đồng và 40.000 USD, đưa 6 tỉ đồng và 40.000 USD cho ông Cao Khoa, cựu Chủ tịch UBND tỉnh; đưa 6 tỉ đồng cho ông Lê Viết Chữ, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh.Nhóm 17 bị can bị đề nghị tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Phạm Ngọc Cương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn bị cáo buộc gây thiệt hại nhiều nhất với 459 tỉ đồng liên quan 10 gói thầu tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi. Người gây thiệt hại ít nhất là Nguyễn Xuân Nhâm, cựu Hiệu trưởng Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc, với số tiền 3,1 tỉ đồng.Các bị can Phạm Văn Vọng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; Phùng Quang Hùng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Hòa Bình, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ làm thiệt hại 289 tỉ đồng.Cùng tội này, ông Cao Đại Nghĩa, cựu Phó trưởng phòng Giá đất (thuộc Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất, Bộ TN-MT); Đinh Thị Thu Hương, cựu Trưởng phòng Giá đất bồi thường tái định cư (thuộc Chi cục Quản lý đất đai, Sở TN-MT Vĩnh Phúc) và Nguyễn Ngọc Huy, Giám đốc Công ty Nam Hà bị cáo buộc gây thiệt hại 200 tỉ đồng. Ông Đỗ Doãn Khánh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ gây thiệt hại gần 55 tỉ đồng trong 4 gói thầu và ông Ngô Đức Vượng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ, gây thiệt hại 33 tỉ đồng tại 3 gói thầu.Trong nhóm 5 bị can bị đề nghị tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng có bà Nguyễn Thị Hằng, cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn, bị cáo buộc gây thiệt hại nhiều nhất với 485 tỉ đồng tiền thuế.Riêng bị can Đặng Trung Hoành, cựu Chánh văn phòng Huyện ủy Mang Thít (Vĩnh Long) bị đề nghị tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, hưởng lợi 810 triệu đồng.Quá trình điều tra, C03 đã kê biên 1.440 bất động sản, phong tỏa 43 tài khoản và sổ tiết kiệm của các bị can. Thu giữ 41,5 tỉ đồng, 534 lượng vàng SJC và 1,1 triệu USD; các bị can và người liên quan đã nộp khắc phục 118 tỉ đồng và 900.000 USD.Theo C03, ngoài 41 bị can bị đề nghị truy tố, một số cá nhân có hành vi vi phạm ở các mức độ khác nhau nhưng chưa đủ căn cứ hoặc chưa đến mức xem xét trách nhiệm hình sự, nhưng cơ quan này đã có văn bản kiến nghị cơ quan chủ quản xử lý nghiêm theo quy định.Ngoài ra, quá trình điều tra, C03 còn xác định có dấu hiệu sai phạm của cá nhân liên quan. Song do thời hạn điều tra đã hết, C03 tách thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi sai phạm của cá nhân này để tiếp tục điều tra, xử lý sau.
Trực tiếp bóng đá Zalgiris (Ltu) vs FC Ballkani (Kos), Champions League, 23:00 12/07/2022
Theo Reuters ngày 23.1 dẫn lời một nguồn tin trong chính phủ Philippines, việc tái triển khai các bệ phóng Typhon sẽ giúp xác định vị trí và tốc độ di chuyển của tổ hợp tên lửa đến vị trí bắn mới. Tính cơ động đó được coi là cách giúp các hệ thống vũ khí trên có khả năng sống sót cao hơn trong xung đột. Ông Jeffrey Lewis thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury (Monterey, Mỹ) đánh giá hình ảnh vệ tinh cho thấy các khẩu đội và thiết bị liên quan của Typhon được đưa lên máy bay vận tải C-17 tại sân bay quốc tế Laoag trong những tuần gần đây. Hình ảnh vệ tinh cho thấy các mái che thiết bị Typhon cũng đã được gỡ bỏ.Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Mỹ (INDOPACOM), đơn vị giám sát lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực, xác nhận với Reuters rằng Typhon đã được "di dời trong lãnh thổ Philippines". Cả INDOPACOM và chính phủ Philippines đều từ chối cung cấp địa điểm cụ thể mà các khẩu đội được di chuyển đến."Chính phủ Mỹ đã phối hợp chặt chẽ với chính phủ Philippines về mọi khía cạnh triển khai Typhon, bao gồm cả địa điểm", Chỉ huy Matthew Comer của INDOPACOM cho biết. Ông nói thêm rằng việc di dời không có nghĩa là các khẩu đội sẽ được đặt lâu dài ở Philippines.Hệ thống Typhon là một phần trong chiến dịch của Mỹ nhằm tích trữ nhiều loại vũ khí chống hạm ở châu Á, Reuters cho hay. Mỹ đã triển khai hệ thống tên lửa tầm trung Typhon đến miền bắc Philippines từ đầu năm 2024 để phục vụ các hoạt động tập trận chung cùng đồng minh. Tuy nhiên, sau khi các cuộc tập trận kết thúc, hệ thống này vẫn được đặt tại Philippines, bất chấp phản đối của Trung Quốc.Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 23.1 cáo buộc Philippines gây căng thẳng và đối đầu trong khu vực. "Việc triển khai cũng là một lựa chọn cực kỳ vô trách nhiệm đối với người dân trong nước và nhiều quốc gia Đông Nam Á, cũng như đối với an ninh khu vực", người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết tại một cuộc họp báo thường kỳ.